Cách điền File chấm công làm theo giờ mới nhất 2024
25 Tháng Năm 2024Bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng chấm công làm thêm giờ có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tính lương và đảm bảo phúc lợi. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoặc các công ty thường xuyên phải tăng ca. Việc theo dõi làm thêm ngoài giờ hành chính là căn cứ để tính thời gian nghỉ bù cho người lao động hoặc quy đổi thành tiền lương.
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất theo Thông tư 133 và Thông tư 200
- Hiện nay, bảng chấm công làm thêm giờ được lập ra với mục đích theo dõi thời gian làm thêm ngoài giờ so với thời gian làm việc thực tế của người lao động. Theo đó để tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
- Hiện nay, bảng chấm công làm thêm giờ được lập theo 02 Thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp ngày 22 tháng 12 năm 2014 và Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 26 tháng 08 năm 2016 . Cụ thể như sau:
Đối với Thông tư 200/25014/TT-BTC
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là Mẫu số 01b - LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
>>Cách tạo bảng chấm công theo giờ chi tiết 2024
Đối với Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là Mẫu số 01b - LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
>>Hướng dẫn tạo bảng chấm công bằng excel đơn giản
Hướng dẫn cách điền file bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 và Thông tư 200
Theo quy định, hàng tháng mỗi bộ phận phải lập bảng chấm công. Việc điền bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 có thể được thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cột | Cách điền |
Cột A | Ghi số thứ tự số người thực hiện chấm công làm thêm giờ |
Cột B | Ghi họ và tên của người làm thêm giờ |
Cột 1 - 31 | - Ghi số giờ làm thêm của tương ứng với từng ngày trong tháng. - Cột 1 tương ứng với ngày 1, cột 2 tương ứng với ngày 2,... cột 31 tương ứng với ngày 31 |
Cột 32 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng. |
Cột 33 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thứ bảy, chủ nhật |
Cột 34 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tế |
Cột 35 | Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày làm buổi đêm |
Trong đó, các ký hiệu chấm công như sau:
- NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.....đến giờ)
- NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ.....đến giờ)
- NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ.....đến giờ)
- Đ: Làm thêm buổi đêm
Kế toán sẽ căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi nội dung vào các cột 32, 33, 34, 35.
Bảng chấm công làm thêm giờ phải có chữ ký, họ tên của người chấm công, xác nhận của bộ phận (phòng, ban) có người làm thêm giờ, người duyệt bảng chấm công.
Hy vọng bài viết này Trang Mực In có thể giúp bạn điền bảng chấm công theo giờ mới nhất theo thông tư 133, 200
>> Máy in Canon 2900 bị kẹt giấy ở hộp mực: Nguyên nhân và cách khắc phục
>> Khi Nào Cần Thay Hộp Mực Máy In
>> Khắc phục lỗi "Communication Error" trên máy in Canon
>> Máy in HP LaserJet MFP M436dn báo "Very Low Toner": Nguyên nhân và cách khắc phục
>> Hướng dẫn cách tự thay, nạp mực máy in HP tại nhà đơn giản và chi tiết nhất
>> Khắc phục lỗi máy in Brother không in được 2 mặt với file PDF
>> Khắc phục lỗi máy in kéo nhiều tờ giấy cùng một lúc
>> Máy In Báo Lỗi Kẹt Giấy Jam Paper
>> Máy photocopy Toshiba không kéo giấy. Nguyên nhân và cách khắc phục
>> Máy in HP báo lỗi Load Tray 1 - Nguyên nhân và cách khắc phục
>> Hướng dẫn sử dụng máy in HP LaserJet Pro 4003dn, 4003dw
>> Cách chỉnh khổ giấy cho máy in HP Laserjet Pro M404dn/404dw
>> Hướng dẫn cách thay hộp mực màu máy in Canon LBP 633cdw, 631cw
Blog categories
Chủ đề
- 2025
- 2024
- 2023
- 2022
Bình luận của bạn