Máy Chiếu Là Gì? 6 Tiêu Chí Cần Biết Khi Mua Máy Chiếu

Thứ hai, ngày 28 tháng mười một năm 2022

Máy chiếu là gì?

Máy chiếu (tiếng Anh: projector) là một thiết bị quang học chiếu hình ảnh (hoặc hình ảnh chuyển động) lên một bề mặt, thường là màn hình chiếu. Hầu hết các máy chiếu tạo ra hình ảnh bằng cách chiếu ánh sáng qua một thấu kính nhỏ trong suốt, nhưng một số loại máy chiếu mới hơn có thể chiếu hình ảnh trực tiếp bằng cách sử dụng tia laser. Một màn hình võng mạc ảo, hay máy chiếu võng mạc, là một máy chiếu chiếu hình ảnh trực tiếp lên võng mạc thay vì sử dụng màn hình chiếu ngoài.

Cấu tạo của máy chiếu

Cấu tạo của máy chiếu Hầu hết, các loại máy chiếu đều gồm có những bộ phận cơ bản sau đây:

Ống kính chiếu: Gắn ở phía trước đèn chiếu giúp cho bụi không bám vào bộ vi xử lý và làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh hiển thị.

Phần lăng kính lưỡng sắc: Có nhiệm vụ phân chia ánh sáng thành dải màu lục, màu đỏ và màu lam do bảng điều khiển LCD (HTPS) xử lý để tái tạo ra hình ảnh và màu sắc hiển thị.

Gương lưỡng sắc: Được phủ 1 lớp màng mỏng chỉ phản xạ ánh sáng có bước sóng xác định, gồm có 2 gương lưỡng sắc được sử dụng trong hệ thống 3LCD giúp phân chia ánh sáng đèn thành màu lục, màu đỏ và màu lam.

Bảng điều khiển LCD: Là màn hình LCD truyền tín hiệu pixel, kích thước màn hình càng nhỏ thì độ phân giải và độ tương phản càng cao.

Bóng đèn chiếu hình ảnh: Đây là nguồn sáng của máy chiếu với áp suất hoạt động của đèn đạt đến 200 ATM với thời gian chiếu sáng cường độ cao, nhờ đó mang lại hình ảnh rõ ràng hơn trên màn chiếu.

Hệ thống phóng to hình ảnh: Giúp truyền ánh sáng đồng đều từ thấu kính thứ 1 đến thấu kính thứ 2, nhờ đó có thể phóng đại hình ảnh từ màn hình máy tính lên màn hình máy chiếu với kích thước lớn hơn.

Bộ chuyển hóa nguồn điện: Đây là bộ phận có nhiệm vụ chuyển đổi điện năng giữa nguồn điện và đèn, giữa bộ điều khiển máy chiếu và quạt.

Nguyên lý hoạt động của máy chiếu

Máy chiếu sử dụng 1 loại chip đặc biệt - nó có khả năng chuyển đổi tín hiệu RGB từ hình ảnh kỹ thuật số thành các chùm ánh sáng tập trung vào màn hình chiếu để hiển thị được hình ảnh có màu sắc.

Nghĩa là, nhóm màu từ tín hiệu video sẽ được tiếp nhận rồi xử lý thành 3 màu Red, Green và Blue (gọi tắt với cụm từ RGB), sau đó chiếu lên màn hình với màu sắc khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng màu sắc sống động và chân thực.

Ứng dụng của máy chiếu trong đời sống

Máy chiếu có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Giáo dục, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, gia đình, chính trị, quốc phòng,...

 Máy chiếu phục vụ các mục đích sau:

  • Tạo hình các dữ liệu lưu trong máy tính để thuyết trình
  • Tạo hình các chương trình của sản phẩm cho nhiều người cùng xem
  • Máy chiếu thay thế bảng phấn hay các tài liệu viết tay với bảng tương tác.
  • Xem phim từ máy video hay các máy chiếu phim kĩ thuật số

Công dụng của máy chiếu

Hỗ trợ cho việc thuyết trình và trao đổi thông tin trên màn hình lớn với số lượng lớn người theo dõi trong các cuộc họp.

Hỗ trợ cho giáo viên truyền tải nội dung kiến thức nhiều kèm với những hình ảnh và video sống động, giúp cho bài giảng trở nên thú vị hơn.

Giúp cho người thuyết trình cảm thấy tự tin và thuyết trình chuyên nghiệp hơn.

Mở rộng thêm phương thức giải trí cho học sinh, nhân viên,… với màn hình lớn trong những buổi sinh hoạt, giao lưu và giải trí.

Hỗ trợ việc trình chiếu sản phẩm, quảng cáo,…

Phân biệt Công nghệ 3LCD và công nghệ DLP 

Máy chiếu công nghệ LCD

Máy chiếu LCD dựa trên nguyên lý tổng hợp 3 màu cơ bản: đỏ, xanh dương, và màu lục. Các gam màu này được dùng khá tương tự với cơ chế màu trong lĩnh vực in ấn.

Đặc điểm

Với dòng máy chiếu công nghệ LCD, nguồn sáng trắng thời điểm đầu sẽ được phân tách theo 3 nguồn sáng đơn sắc: đỏ, xanh dương và lục. Toàn bộ được dẫn tới 3 tấm LCD độc lập. Trong trường hợp điểm ảnh nằm trên tấm LCD đóng, ánh sáng không thể xuyên qua được. Lúc này điểm ảnh biểu diễn là màu đen khi chiếu trên màn hình.

Độ sáng của điểm ảnh sẽ biến đổi tương thích cùng trạng thái mở của điểm ảnh LCD. Thông tin ảnh số sẽ chi phối việc điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh. Kết quả thu được là 3 ảnh đơn sắc hệ màu RGB. Toàn bộ sẽ được tổng hợp theo cách tự nhiên nhất thuộc 1 lăng kính với cơ chế ánh sáng trước thời điểm xuất lên màn chiếu. Công nghệ LCD được ứng dụng trên các dòng máy sau: Epson Sony Panasonic Hitachi,…

Ưu điểm của máy chiếu LCD

- Công nghệ LCD cho hiệu quả ánh sáng cao hơn công nghệ DLP.

- Có khuynh hướng bão hòa màu chất lượng tốt hơn. Độ bão hòa màu cao khiến cho mắt nhìn máy chiếu trong thời gian dài sẽ thấy toàn bộ sáng hơn.

- Màu sắc và hình ảnh trình chiếu sáng và sắc nét hơn.

Nhược điểm

Cấu tạo của máy khá lớn. Ngoài ra, thành phần lắp ráp bên trong phức tạp và đa dạng hơn hẳn DLP.

Nếu dùng máy chiếu LCD lâu dài có thể khiến tấm kính dễ bị hỏng. Phí thay thế tấm kính này khá đắt đỏ.

Tóm lại nhược điểm của dòng máy chiếu công nghệ LCD thể hiện rõ rệt khi chiếu phim. Chúng thường là lộ điểm ảnh và màu đen không chân thực. Mặc dù vậy, hệ máy chiếu phân giải XGA ở thời điểm hiện tại bạn khó phân biệt được điểm ảnh bằng mắt.

Máy chiếu công nghệ DLP

Quá trình tìm hiểu máy chiếu là gì, bạn sẽ được tiếp cận dòng máy chiếu công nghệ DLP. Đây là dòng sản phẩm độc quyền được phát triển bởi Texas Instruments vào năm 1997. Máy ứng dụng gương để phản chiếu hình ảnh.

Đặc điểm

Máy được cấu tạo bởi chip DMD tích hợp vô vàn vi gương. Mỗi vi gương sẽ là một điểm ảnh. Gương có chỉ số dao động hàng lần trong 1 giây. Cấp độ xám lên đến 1024 khá ấn tượng.

Hình ảnh màu được hiện lên nhờ 1 bánh quay màu đặt vị trí giữa nguồn sáng và DMD. Ở hiện tại, hệ thống ứng dụng bánh quay 4 màu gồm: đỏ, xanh dương, trắng và lục chúng sẽ tạo ra 4 ảnh đơn sắc tương ứng trong 1 chu kỳ. Thay vì quá trình tổng hợp một cách tự nhiên ở thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc này sẽ ghi nhận và được tổng hợp ở bộ não người.

Các dòng máy chiếu ứng dụng công nghệ DLP như: Máy chiếu Benq NEC Viewsonic Infocus Optoma,…

Ưu điểm

- Hình ảnh được tạo ra rất mượt, không lộ rõ điểm ảnh. Hơn nữa, độ tương phản cao. Hiện tượng lệch hội tụ không xảy ra giống như công nghệ LCD.

- Cấu tạo của máy công nghệ DLP rất đơn giản. Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ di chuyển. Độ bền của bóng đèn cao hơn dòng máy công nghệ LCD.

- Dòng máy chiếu công nghệ DLP có bổ sung thêm màu trắng vào bánh quay màu. Vì vậy hình ảnh sáng hơn và sở hữu màu trắng tinh khôi và rất thuần khiết. Nhưng vì điểm này mà sự cân bằng của hệ màu có sự chênh lệch

- Vấn đề trên được khắc phục với bánh quay 6 màu. Cùng với đó là bổ sung thêm một số gam màu đó là xanh dương đậm và lục đậm. Màu trắng được loại bỏ và sử dụng bánh quay nhiều màu đậm là căn nguyên giúp máy chiếu DLP sở hữu màu tươi sáng và phong phú hơn. Tuy nhiên độ sáng lại bị giảm xuống. Vì vậy, khi xem phim bằng máy chiếu công nghệ DLP này cần ở trong không gian tối.

Nhược điểm

- Máy chiếu công nghệ DLP thể hiện độ bão hòa thấp hơn máy LCD. Ngoài ra, công nghệ DLP có hiệu ứng cầu vồng. Hiểu rõ hơn đó là xuất hiện một vệt sáng tựa cầu vồng lóe lên sau vật thể sáng. Hầu hết tình huống này xảy ra khi bạn nhìn từ cạnh này đến cạnh kia màn hình hoặc khi hình ảnh được xuất chiếu rồi nhìn vào vật thể thật ở ngoài, tuy vậy không phải ai cũng nhìn được sự cố này nếu họ thường bị nhức đầu hoặc hoa mắt.

- Máy chiếu công nghệ DLP còn có hiệu ứng vầng hào quang, hiểu đơn giản là lộ sáng và nếu bạn dùng máy chiếu tại nhà sẽ cảm thấy khó chịu. Chúng chính là một dải xám xuất hiện quanh rìa hình ảnh.

- Nguyên do là ánh sáng lệch bị bật ra rồi đụng trúng cạnh của tấm gương nhỏ trên chip DLP. Nhưng nếu bạn thay chip DLP mới thì không còn hiện tượng này nữa. Lỗi này được khắc phục bằng giải pháp tăng đường biên thêm vài inch quanh màn ảnh. Lúc này hiện tượng lộ sáng sẽ di chuyển ở trên những đường biên.

Máy chiếu LED

LED không phải là công nghệ mà là nguồn sáng của máy chiếu, trong thực tế hiện nay cũng có một số máy chiếu công nghệ DLP đang sử dụng ánh sáng LED.

Có một loại máy chiếu gọi là máy chiếu Pico, sử dụng công nghệ LED, máy chiếu Pico về cơ bản là các thiết bị cầm tay sử dụng công nghệ LCoS hoặc DLP. Trong những trường hợp này, máy chiếu sẽ sử dụng các bóng đèn LED màu đỏ, xanh dương, xanh lá cây với hiệu quả chiếu sáng tốt hơn và lâu hơn cho các bóng đèn truyền thống.

Ưu điểm của máy chiếu LED

+ Bóng đèn LED trong máy chiếu LED có tuổi thọ cao hơn so với những bóng đèn truyền thống.

+ Có độ cân bằng màu sắc vượt trội hơn, giúp màu sắc trung thực, không bị dư màu hoặc thiếu màu.

+ Máy chiếu LED giúp tiết kiệm điện và mát hơn.

Nhược điểm của máy chiếu LED

- Cường độ sáng thấp hơn so với các máy chiếu công nghệ khác nên chỉ phù hợp với những căn phòng ít sáng.

- Mức giá của máy chiếu LED khá "chát" hơn so với các máy chiếu công nghệ khác. Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn máy chiếu LED, LCD và DLP

Các tiêu chí lựa chọn máy chiếu

Có thể nói tùy theo điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà bạn chọn máy chiếu cho phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

Độ phân giải

  • Độ phân giải là tổng số pixel của hình ảnh được chiếu, gồm nhiều điểm ảnh xếp cạnh nhau và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn có thể chọn máy chiếu theo độ phân giải sau:
  • Độ phân giải XGA: XGA là viết tắt của Extended Graphics Array - thế hệ tiếp theo sau SVGA có cùng tỷ lệ khung hình 4: 3 nhưng độ phân giải tốt hơn ở 1024 X 768.
  • Độ phân giải SVGA:  SVGA là viết tắt của Super Video Graphics Array - một trong những tiêu chuẩn độ phân giải đầu tiên ở 800 X 600 pixel với tỷ lệ khung hình 4: 3.
  • Độ phân giải WXGA: WXGA là viết tắt của Wide Extended Graphics Array - thế hệ tiếp theo sau XGA và là một trong những độ phân giải phổ biến nhất, đặc biệt là trên các máy chiếu cấp thấp, với tỷ lệ khung hình 16:10 và 1280 X 800 pixel. Tỷ lệ này được sử dụng trên hình ảnh màn hình rộng vì có số pixel ngang gần gấp đôi so với pixel dọc.
  • Độ phân giải Full HD:  Full HD là viết tắt của Full High Definition ngắn hoặc đôi khi nó được gọi là độ phân giải 1080p. Nó cung cấp tỷ lệ khung hình 16: 9 và 1920 X 1080 pixel.
  • Độ phân giải WUXGA: WUXGA - viết tắt của Widescreen Ultra Extended Graphics Array - cung cấp tỷ lệ khung hình 16:10 và 1920 X 1200 pixel.
  • Độ phân giải 4K UHD: UHD là viết tắt của Ultra High Definition. Nó thường được gọi là 4K trong các ứng dụng tiêu dùng nhưng điều này khác với tiêu chuẩn sản xuất 4K. Con số này gấp hai lần chiều rộng và chiều cao của tiêu chuẩn tiêu dùng Full HD, UHD có tỷ lệ khung hình là 16: 9 và độ phân giải là 3840 X 2160 pixel.
  • Độ phân giải 4K: là tiêu chuẩn sản xuất chuyên nghiệp được xác định bởi DCI. Nó có độ phân giải ngang nhiều hơn và rộng hơn một chút so với UHD (consumer 4K), được sử dụng trong các tấm nền phẳng tiêu dùng. Tỷ lệ khung hình của 4K là 1:9:1 và độ phân giải của nó là 4096 X 2160 pixel. Hầu hết các máy chiếu 4K gốc dựa trên LCoS đều sử dụng máy chụp ảnh dựa trên các phiên bản chuyên nghiệp để chúng có thể tái tạo 4K điện ảnh thực sự.

Tác dụng của độ phân giải máy chiếu

Như chúng ta đã biết ở trên, độ phân giải máy chiếu là tất cả số lượng pixel mà một video hoặc hình ảnh nhất định đang sử dụng. Giống như nhiều máy ảnh megapixel, càng nhiều pixel được sử dụng thì độ phân giải sẽ càng cao, điều này cũng có nghĩa là hình ảnh thu được càng chi tiết và sắc nét hơn.

Ngược lại, càng ít pixel được sử dụng cho độ phân giải của máy chiếu, hình ảnh thu được của bạn sẽ trông càng mờ hoặc thậm chí bị mờ khi chiếu trên máy chiếu HD. Những hình ảnh này sẽ chỉ trông sắc nét hoặc chính xác, rõ ràng nếu bạn đặt ở độ phân giải thích hợp. Chẳng hạn như trong trường hợp video 480p trông sắc nét nhất trên khung hình 640 x 480.

Vì vậy, khi mua máy chiếu, độ phân giải là một đặc điểm kỹ thuật quan trọng cần xem xét. Khi bạn có độ phân giải hoặc pixel lớn, dù hình ảnh được trình chiếu trên màn có kích thước lớn thì chất lượng hình ảnh vẫn có thể giữ được độ sắc nét và chi tiết.

Nên mua máy chiếu có độ phân giải thế nào phù hợp?

Nếu bạn muốn sử dụng máy chiếu trong môi trường kinh doanh hoặc giáo dục, bạn nên cân nhắc sử dụng XGA, WXGA, WUXGA, 1080p và 4K tùy vào nhu cầu trình chiếu.

Nếu bạn là một người đam mê rạp chiếu phim tại nhà hoặc là nhóm phân tích các con số rất chi tiết thì cần một máy chiếu có độ phân giải cao, ít nhất là Full HD trở lên.

Độ tương phản

Độ tương phản trên máy chiếu là tỷ số ánh sáng giữa vùng tối và vùng sáng nhất trên màn hình, cho thấy sự khác biệt giữa hai màu - trắng và đen để hỗ trợ hình ảnh hiển thị chi tiết. Bạn có thể cân đối thông số về tiêu chí này thông qua 2 loại là độ tương phản tĩnh và độ tương phản động của máy chiếu khi chọn mua.

Khả năng kết nối

Máy chiếu di động: Có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi mang theo bên người và có khả năng kết nối không dây với điện thoại.

Máy chiếu kết nối máy tính bàn: Thường có kích thước lớn hơn so với máy chiếu di động và được lắp cố định. Máy chiếu có thể kết nối với máy tính bàn qua cổng HDMI, cổng VGA, cổng composite (AV), cổng LAN,…

Máy chiếu kết nối Wifi: Giống như các loại máy chiếu khác nhưng được hỗ trợ thêm hình thức kết nối wifi.

Tuổi thọ bóng đèn

Bóng đèn là bộ phận quan trọng trong máy chiếu, vì đây là nguồn sáng chủ yếu cho thiết bị hoạt động. Tuổi thọ bóng đèn càng lâu thì bạn ít tốn kém chi phí mỗi khi thay thế, bởi giá thành bóng đèn có thể chiếm khoảng 30 - 50% so với giá trị của chiếc máy chiếu.

Độ sáng của máy chiếu

Độ sáng của máy chiếu hay còn gọi là cường độ sáng của máy chiếu là một đơn vị đo lường ánh sáng phát ra từ máy, là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của hình ảnh, dữ liệu được chiếu ra, đây cũng là mức độ sáng tối đa của máy có thể đạt được.

Thương hiệu

Bạn có thể tìm dễ dàng các thương hiệu lớn về máy chiếu trên thị trường như Samsung, ViewSonic, GIMI, Panasonic, Sony, Epson, Acer, Maxell, Viviteck, Optoma, BenQ, Infocus… với chế độ bảo hành và chính sách khuyến mãi tùy theo thời điểm mua.

Hiện tại Thiết Bị Văn Phòng Trang Mực In là một trong những cửa hàng chuyên bán máy chiếu chính hãng với chế độ bảo hành tốt nhất tại TP.HCM

Cổng, cáp kết nối

Khi chọn mua máy chiếu, bạn cũng nên tìm hiểu các cổng kết nối để thuận tiện cho việc sử dụng, tránh xảy ra tình trạng không tương thích các cổng kết nối giữa các thiết bị làm tốn kém chi phí mua.

Dây cáp cổng DVI có khả năng truyền tín hiệu video rõ nét nhưng cần sử dụng thêm cáp âm thanh để hỗ trợ.

Dây cáp cổng VGA khi hoạt động, tín hiệu sẽ truyền qua cáp VGA để hiển thị ra màn hình.

Dây cáp cổng HDMI có khả năng hiển thị hình ảnh với độ nét cực cao và đảm bảo đường truyền tín hiệu ổn định.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn chọn được cho mình một chiếc máy chiếu phù hợp với nhu cầu sử dụng.


Liên kết ngoài