Máy tính xách tay, Laptop Dell không kết nối được Wi-Fi là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay, điều này làm gián đoạn công việc cũng như gây nhiều bất tiện nhưng bạn lại không biết cách giải quyết. Trong bài viết này, TBVP Trang Mực In sẽ chia sẻ chi tiết cách khắc phục.
- Chưa bật kết nối wifi hoặc đã tắt router wifi nhà mình
- Wifi đang bị tắt hoặc đang ở chế độ máy bay.
- Máy tính chưa được cài đặt Driver mạng Wifi hoặc driver đã cũ, bị lỗi do virus hoặc xung đột phần mềm.
- Do hệ thống mạng, router wifi bị lỗi hoặc không có kết nối mạng.
- Trùng IP với các máy khác trong mạng LAN.
- Dùng phần mềm fake IP hoặc VPN để đổi IP.
- Máy tính bị nhiễm virus.
Có thể do bạn sử dụng laptop với hiệu suất cao trong thời gian dài, cũng là nguyên nhân khiến cho laptop Dell, MSI không thể kết nối được WiFi, điều này sẽ khiến các phần mềm hoặc các file dữ liệu tạm thời bị quá tải hoặc xung đột, và làm ảnh hưởng đến các chức năng của máy. Vậy nên khi bạn khởi động lại máy tính thì sẽ đưa máy trở về trạng thái ban đầu, khi bật lên, bạn hãy thử đăng nhập lại vào wifi để truy cập internet nhé.
Đầu tiên bạn hãy nhìn vào router/modem, nếu đèn xanh đang nhấp nháy thì mọi thứ hoạt động bình thường, ngược lại nếu xuất hiện đèn vàng/cam nghĩa là đã có lỗi xuất hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm cáp Ethernet (dây mạng LAN) vào router để thử truy cập Internet, nếu mọi thứ bình thường thì lỗi nằm ở phần phát WiFi trên router.
Trong trường hợp này, bạn hãy tắt nguồn router/modem và để khoảng 30 giây sau đó tiến hành bật trở lại. Đây là cách đơn giản nhất để khắc phục các lỗi laptop không bắt được wifi không rõ nguồn gốc.
Hiện nay các dòng laptop Dell đời mới đều được tích hợp chức năng mở tắt Wifi trên bàn phím. Nếu laptop của bạn thuộc thương hiệu Dell thì bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Fn + F2. Hoặc ấn PrtScr để bật chế độ kết nối Wifi nhanh nhất.
Hãy chọn vào biểu tượng Wifi ở góc phải dưới màn hình nếu bạn thấy wifi chưa được bật. Từ đó chọn lại địa chỉ kết nối Wifi phù hợp. Nếu không thấy biểu tượng Wifi ở góc phải dưới màn hình, bạn có thể tìm mục “Wifi” trong mục “Setting”.
Trường hợp này bạn nên điều chỉnh WiFi ở vị trí phù hợp đảm bảo sự kết nối, đồng thời để router xa vật cản, thiết bị bằng kim loại, nhà bếp, thiết bị không dây (điện thoại không dây, radio...) và những bức tường gạch dày. Nếu bạn đến gần hơn và sử dụng được wifi chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về tín hiệu Wifi chứ không phải là kết nối Wifi.
Bước 1: Để mở danh sách mạng Wifi đã kết nối bạn nhấn vào biểu tượng Wifi ở góc dưới bên phải màn hình.
Bước 2: Nhấn chuột phải vào mạng WiFi bạn muốn xóa và chọn Forget.
Bước 3: Kết nối lại từ đầu và kiểm tra WiFi đã kết nối được với laptop chưa.
Máy tính, Laptop Dell, MSI của bạn khi nâng cấp hoặc cài đặt lại Window thì rất có thể đã bị thiếu Driver. Điều này sẽ gây ra tình trạng máy tính Dell, MSI không kết nối được wifi và một số bất tiện, xuất hiện dấu hiệu nhận biết chính là biểu tượng cột sóng wifi có dấu X màu đỏ. Bạn có thể truy cập vào cài đặt của máy và kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Ấn chuột phải trên biểu tượng “This PC” ở màn hình desktop Dell lựa chọn “Manager”.
Bước 2: Chọn “Device Manager” (trình quản lý thiết bị) và kiểm tra trong cột “Network adapter” có hiện Driver wifi chưa. Thông thường Driver wifi sẽ có kí hiệu là Wireles
Bước 3: Nếu chưa có Driver của Wifi thì các bạn phải tải Driver về sau đó copy vào USB rồi cài đặt lại.
Bước 4: Sau khi cài xong nếu bạn thấy có biểu tượng cột sóng như cũ thì Driver wifi đã được cài thành công. Bạn cũng có thể áp dụng cách làm này cho những máy laptop Dell mới chưa được cài đặt Driver wifi.
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Wifi ở góc bên phải của Taskbar, sau đó chọn vào Open Network and Sharing Center.
Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra bạn chọn mục Change Adapter Setting.
Bước 3: Click vào Wi-Fi hoặc Local Area Connection > chọn Properties.
Bước 4: Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) rồi nhấn nút Properties.
Bước 5: Chọn “Use the following IP address” và “Use the following DNS server addresses”, sau đó thay đổi các con số như trong hình là 192.168.1.x ( với x là từ 2 -> 254).
Bước 6: Sau đó bạn nhấn vào OK ở cuối bảng để kết thúc thiết lập.
Nếu bạn tại dòng IP adress 192.168.1.96 thì giá trị 96 bạn có thể thay đổi từ 2 đến 254 miễn sao truy cập được vào mạng, tuy nhiên các bạn nên tránh các số từ 1 đến 10 và tránh cả 255 để không bị lỗi cũng như lại xảy ra lỗi máy tính không kết nối được wifi lần nữa do bị trùng.
Thật không may nếu máy tính của bạn bị nhiễm virus và các phần mềm độc hại, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến laptop bị nóng, thậm chí không kết nối được với wifi. Bạn nên thường xuyên quét virus cho máy tính và cài đặt các phần mềm diệt virus cho máy tính uy tín và có bản quyền để đảm bảo bảo mật cho máy tính bạn nhé!
Nếu những cách trên không giúp giải quyết vấn đề, bạn hãy thử liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ (ISP) để nhờ họ kiểm tra tín hiệu đường truyền và có hướng khắc phục cụ thể. Lưu ý, nếu đang sử dụng các phần mềm VPN, bạn hãy thử vô hiệu hóa chúng và thử truy cập mạng.
>> Cách kiểm tra độ chai pin laptop Win 10, 11 đơn giản nhất
>> Khắc phục lỗi Restarting trên máy tính, laptop
>> Cách kiểm tra máy tính, laptop có cật nhật được Win 11 không