Nên chọn mua máy tính đồng bộ hay lắp ráp?

23 Tháng Mười Hai 2023

Cả máy tính đồng bộ và máy tính lắp ráp đều có những ưu và nhược điểm riêng mà chỉ bản thân người tiêu dùng mới có thể quyết định được đâu là loại tốt nhất cho mình.

Đối với các game thủ, máy tính lắp ráp được xem là ưu tiên hàng đầu. Nhưng không phải vì vậy mà máy tính đồng bộ trở nên yếu thế trong cộng đồng người dùng. Hãy cùng phân tích ưu và nhược điểm của chúng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Máy tính đồng bộ

Nếu muốn tránh rắc rối khi mua linh kiện và tự lắp ráp máy tính, người dùng hoàn toàn có thể mua máy tính lắp ráp. Tất cả những gì họ thực sự cần cân nhắc là liệu thông số kỹ thuật có phù hợp với những gì mình định làm với máy tính đó hay không.

Máy tính để bàn đồng bộ

Một trong những đặc quyền là toàn bộ bộ sản phẩm đã được lắp ráp bởi các chuyên gia trong nhà máy, vì vậy người dùng sẽ không phải lo lắng về việc mắc lỗi hay quên bước nào trong quá trình lắp ráp. Người dùng sẽ chắc chắn sau khi cắm nó vào nguồn, mọi thứ sẽ ổn thỏa. Ngay cả khi không bật, hầu hết máy tính đồng bộ đều được bảo hành và sửa chữa dịch vụ, một số thậm chí còn miễn phí. Với dịch vụ này, người dùng sẽ không phải tháo rời PC để xác định xem mình đã làm sai điều gì và tại sao nó không hoạt động như bình thường.

Một điều nữa là các công ty cung cấp máy tính đồng bộ có quyền truy cập vào các thành phần mới nhất như GPU, thứ mà người dùng có thể gặp khó khăn khi chạm tay vào khi nó là một mặt hàng có nhu cầu cao. Một số cũng có giá rẻ hơn. Vì các thành phần được mua trực tiếp với số lượng lớn nên giá tổng thể có thể thấp hơn đáng kể so với việc người dùng tự mua từng bộ phận, đặc biệt là khi các cửa hàng đã thêm vào giá để kiếm lời.

Ưu điểm của máy tính đồng bộ

Chất lượng cao:

- Vì là một máy tính được đồng bộ sẵn, nên máy tính đồng bộ có chất lượng cao, hoạt động ổn định. Hơn nữa, một máy tính đồng bộ trước khi được tung ra thị trường đã trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt từ đầu đến cuối. Nhờ đó mà tỷ lệ lỗi rất thấp, dường như chỉ 1-2%.

Chế độ bảo hành tốt:

- Máy tính đồng bộ bao gồm chính sách bảo hành từ hãng sản xuất, cộng thêm một số bảo hành bổ sung từ cửa hàng, giúp bạn thuận tiện trong quá trình bảo hành.

 chọn mua Máy tính để bàn đồng bộ hay lắp ráp

Được tích hợp hệ điều hành Windows bản quyền:

- Bạn có thể yên tâm vì không cần phải cài Windows lại nhiều lần, vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể trải nghiệm tất tần tật các tính năng của Windows.

Thiết kế:

- Máy tính đồng bộ thường được cân nhắc kỹ lưỡng từ hãng sản xuất, đảm bảo thiết kế gọn nhẹ, liền khối để mang lại sự tiện dụng cho người dùng. Tuy nhiên, hiệu suất của máy vẫn được đảm bảo để chạy mượt mà, ổn định.

Dễ phân biệt:

- Vì mỗi máy tính được gán các mã sản phẩm riêng biệt nên rất dễ phân biệt giữa các dòng máy khác nhau. Do đó, khi mua máy tính đồng bộ, người dùng chỉ cần tìm kiếm theo mã sản phẩm là thấy ngay kết quả cần tìm.

Nhược điểm của máy tính đồng bộ:

Khó thay thế:

- Máy tính đồng bộ được thiết kế nguyên khối và đồng bộ tất cả linh kiện bên trong. Do đó, nếu xảy ra các vấn đề lỗi cần sửa chữa, sẽ khá khó để tìm được các linh kiện thay thế.

Không có nhiều lựa chọn:

- Các mẫu máy tính đồng bộ đã được quy định bởi hãng sản xuất về thiết kế, cấu hình. Người dùng chỉ có thể chọn theo các mẫu có sẵn, không thể tự chọn thiết kế này mà cấu hình kia.

Giá thành cao:

- Thông thường, các máy tính đồng bộ sẽ có giá thành cao hơn máy tính lắp ráp do linh kiện chất lượng cao và các chi phí kèm theo như chi phí thương hiệu, quảng cáo…

Máy tính lắp ráp

Máy tính lắp ráp là máy tính mà các bộ phận được tùy chọn bởi người dùng. Bạn có thể chọn CPU, RAM, ổ cứng… theo ý mình và mỗi bộ phận như vậy có thể thuộc các hãng khác nhau.

Lựa chọn này dành cho những người kén chọn các thành phần dành cho PC của mình. Vì người dùng cần mua tất cả các bộ phận, họ có thể nghiên cứu những thứ tốt nhất trên thị trường phù hợp với nhu cầu cũng như quản lý ngân sách mà mình chi tiêu.

Build Máy tính lắp ráp hoàn thiện

Tùy thuộc vào nơi người dùng mua các thành phần, họ thực sự có thể tiết kiệm nhiều hơn so với việc mua một máy tính đồng bộ. Người dùng cũng cần rất nhiều nỗ lực để tính toán số tiền mà mình sẽ chi tiêu, bao gồm phí vận chuyển và số lượng cửa hàng mà mình sẽ đến mua.

Quan trọng nhất, việc xây dựng máy tính lắp ráp riêng sẽ cho phép người dùng tự do nâng cấp các thành phần khi cần thiết hoặc khi mong muốn. Ví dụ: khi cảm thấy thiếu GPU, người dùng có thể mua một card đồ họa mạnh hơn để thay thế cái cũ.

Tự tay lắp ráp một PC của riêng mình có thể là một trải nghiệm thú vị, người dùng sẽ cảm thấy tự hào khi hoàn thành việc lắp ráp và thấy nó hoạt động. Khi tìm hiểu cách lắp ráp máy tính, người dùng cũng có thể chủ động hơn trong việc khắc phục các sự cố tiềm ẩn trong tương lai, điều mà người dùng máy tính đồng bộ gần như không thể.

Ưu điểm của máy tính tự lắp ráp

Khả năng tùy chọn cao:

- Như định nghĩa về máy tính lắp ráp, người dùng có thể chọn lựa các bộ phận theo nhu cầu. Không giống như máy tính đồng bộ, các bộ phận này có thể đến từ nhiều hãng khác nhau, không yêu cầu sự đồng bộ nguyên khối.

Dễ dàng nâng cấp và thay thế:

- Việc thay thế các linh kiện ở máy tính lắp ráp thường dễ hơn rất nhiều so với máy tính đồng bộ. Bạn có thể tìm thấy nhiều linh kiện tương đồng ở các hãng khác nhau, để thay thế hoặc nâng cấp các linh kiện cũ theo nhu cầu, không cần phải gửi máy tính về hãng sản xuất để chờ đợi sửa chữa.

Giá thành thấp:

- Giá thành của máy tính lắp ráp thường thấp hơn nhiều so với máy tính đồng bộ. Đó là vì bạn không cần phải trả thêm các phí như chi phí lắp ráp, sản xuất, thương hiệu, quảng cáo… Nhờ đó, mà với một số tiền tương ứng bỏ ra, bạn có thể tự lắp ráp một máy tính có cấu hình cao hơn so với máy tính đồng bộ.

Máy tính để bàn lắp ráp

Nhược điểm của máy tính tự lắp ráp

Chế độ bảo hành khó khăn:

- Vì mỗi linh kiện có thể đến từ nhiều hãng sản xuất khác nhau nên chế độ bảo hành khá vất vả. Bạn nên ưu tiên chọn các linh kiện từ một cửa hàng nhất định, sẽ giúp việc bảo hành dễ dàng hơn.

Chất lượng và độ ổn định:

- Chất lượng của máy tính lắp ráp sẽ phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người lắp. Nếu sự kết hợp giữa các linh kiện không phù hợp, máy tính của bạn có thể hoạt động bất ổn định, chất lượng không được đảm bảo trong thời gian dài. Chính vì thế, bạn nên đến các cửa hàng chuyên nghiệp để nhận được tư vấn từ chuyên viên, tránh được các lỗi không mong muốn.

chọn Máy tính để bàn đồng bộ hay lắp ráp

Vậy nên mua máy tính bộ hay lắp ráp?

Thực tế, tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn có thể chọn mua máy tính bộ hoặc máy tính lắp ráp. Chẳng hạn:

Chọn mua máy tính bộ PC:

- Nếu như bạn yêu thích sự tiện lợi và khả năng hoạt động ổn định của máy. Thậm chí, bạn còn có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn trên thị trường như: Apple, máy tính bộ Asus, Lenovo, Dell, HP, Sing PC… theo đúng sở thích của mình.

Chọn mua máy tính PC lắp ráp (tự build):

- Nếu như bạn có tài chính hạn hẹp mà vẫn muốn sở hữu được cấu hình máy theo sở thích hoặc mục đích để phục vụ cho công việc, học tập và giải trí.

Ngoài ra, với những ai yêu thích công việc lắp ráp hoặc muốn trải nghiệm cấu hình theo sự sáng tạo của mình thì cũng có thể chọn mua kiểu máy tính PC lắp ráp.

Hiện PC, PC lắp ráp theo yêu cầu, linh kiện lắp ráp PC (như Mainboard, CPU, VGA, RAM, ổ cứng, vỏ case, tản nhiệt, màn hình,...) và phụ kiện PC (như tai nghe, bàn phím, chuột...) đều đã có mặt tại TBVP Trang Mực In với chi phí tối ưu cho người sử dụng.


>> Những lỗi thường gặp khi tự lắp ráp PC

>> Máy tính All in one là gì? Tại sao nên mua máy tính All-in-one

>> Cách khắc phục máy tính, laptop không lên màn hình

Bình luận của bạn

* {{ errors[0] }}